Qua tổng hợp ý kiến thắc mặc từ nhiều nhà chăn nuôi heo sinh sản tại khu vực Miền Đông và Tây Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy hiện nay có một vấn đề mà bà con tuy ít gặp phải nhưng rất quan tâm và còn lúng túng trong khâu xử lý đó là hiện tượng âm hộ heo nái sưng to, mọng nước. Bà con thường hỏi: Heo nái nhà tôi sắp đẻ, đang quần ổ. Tôi rất lo lắng vì âm hộ nó sưng to, mọng nước bằng khoảng trái cam. Nguyên do vì sao bị như vậy và làm cách nào để chữa trị?
Trả lời: Hiện tượng trên theo một số tài liệu còn gọi là sa (prolapse) âm đạo, không phổ biến nhưng có thể xảy ra trong giai đoạn lên giống hoặc sinh đẻ. Niêm mạc tử cung không thật sự tăng sản, nó sưng to do phù nề (edema).
Nái bị mọng nước âm hộ trước khi sinh
Bình thường, estrogen kích thích gây cho niêm mạc âm đạo sung huyết, phù nề và sừng hóa. Sự sa xảy ra khi có sự tăng cao estrogen hay sự yếu của mô liên kết âm đạo. Mức độ phù nề và lộn ra rất khác nhau. Phù nề nặng làm mô âm đạo lòi ra âm hộ. Khối lòi ra có thể to từ vị trí trên nền âm đạo cho đến lổ niệu đạo. Chiều rộng của khối thay đổi từ giống như cuống hoa tới bao gồm chu vi của sàn âm đạo. Mô sa gia tăng sự căng thẳng sẽ làm gia tăng mức độ mô sa lòi. Mô phù nề gây tắc nghẽn và cản trở sự sinh đẻ bình thường. Mô lòi ra từ giữa môi âm hộ thường gây nên vết thương do trầy trụa, khô, vết thương (do chân, răng heo con, tay người đở đẻ,…). Vết thương gây chảy dịch, chảy máu trầm trọng, tác động lên các cấu trúc xung quanh gây tiểu buốt, tiểu máu, đau mót,… Nái thể hiện các vấn đề hậu sản: nhiễm trùng, sốt, bỏ ăn, mất sữa,…

Nái bi vỡ khối nước âm hộ (hình sau sinh)
Các cách giải quyết:
- Nếu khối sa nhỏ, không chẹn hết chu vi âm đạo, vẫn còn lối cho heo con ra được thì có thể chờ một thời gian khi nồng độ estrogen trong máu giảm, khối sa sẽ tự xẹp nhỏ.
- Nếu khối sa mọng nước to, chẹn bít đường âm đạo, heo con có thể vì thế mà không ra được, có thể chết sau khi đứt cuống rốn; nếu không giải quyết kịp thời có thể gây chết nái. Thực hiện theo trình tự:
+ Rửa khối sa với nước sinh lý mặn, ấm (37-390C), nhẹ nhàng mát-xa cho giảm phù nề.
+ Sau đó chườm với dung dịch ngọt ưu trương lạnh cho giảm sưng. Thực hiện bằng cách khuấy nước đường thật ngọt, để đông đá, áp vào khối sa cho teo lại. Nhiệt độ lạnh và tính ưu trương của dung dịch ngọt sẽ làm khối sa teo lại nhanh hơn.
+ Từ từ đưa khối sa vào trong, sau đó đở đẻ bình thường. Chú ý không thao tác mạnh (tay quá to, trầy sướt, rước con gấp rút,…).
- Thuốc tiêm phòng nhiễm trùng, chảy máu:
+ Kháng sinh: Ceptiket 1ml/ 15 kg, ngày/ lần, 3-4 liều
Hoặc Amogen plus 1ml/ 10 kg, ngày/ lần, 3-4 liều
Hoặc Enroxic LA 1ml/ 25 kg, 1-2 liều cách nhau 48 giờ
+ Vitamin K: 1ml/ 10kg thể trọng, ngày/ liều, 2 liều
+ Thuốc tiêu viêm: Tiêm Alpha Chymosin fort 1ml/ 20 kg thể trọng nái.
+ Giúp nhanh phân giải chất tồn đọng: Urotropin 1ml/ 10 kg, ngày/ lần, 2-3 ngày.
+ Thuốc bồi dưỡng: Vimekat 1ml/ 16 kg, cách 4-5 ngày/ liều, 2 liều; Calci B12 hoặc Calci-Magne: 20ml/ nái, ngày/ liều, 2-3 liều.